Blogroll

Pages

Wednesday, August 14, 2013

Từ hải, hồ tôn hiến trong truyện kiều là ai?

Họ là những nhân vật đã quá quen thuộc với người dân Việt nam thông qua tác phẩm Truyện kiều, nhưng ít ai biết  các nhân vật này hoàn toàn là nhân vật có thật trong lịch sử trung quốc.



Từ hải
Từ Hải ban đầu làm tăng ở chùa Hổ Bào, hiệu là Minh Sơn. Về sau, ông theo chú là Từ Bích Khê (tức Từ Duy Học) gia nhập thương đoàn của Uông Trực, lấy kỹ nữ nổi tiếng ở Tần HoàiVương Thúy Kiều làm vợ.
Từ Hải cùng Trần Đông, Ma Diệp theo lệnh của Uông Trực, cấu kết với Uy khấu, tổ chức lực lượng chống lại quan quân nhà Minh; lấy Chá Lâm, Sạ Phổ làm căn cứ. Năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Từ, Trần, Ma đưa hơn vạn cướp biển, chia làm 3 cánh tấn công Giang, Chiết. Tổng đốc quân vụ Giang, Chiết là Hồ Tông Hiến sai La Long Văn nằm vùng, thi hành kế phản gián, thúc đẩy mâu thuẫn giữa Từ Hải và Trần Đông. Có lần con tin mà Hồ Tông Hiến phái đến là Hạ Chánh tố cáo với Từ Hải: “Trần Đông cùng người ta có ước, nên muốn đầu độc ngài đấy!” Từ Hải không biết là kế, bắt đầu không tin Trần Đông. Hồ Tông Hiến đã tiếp kiến Từ Hải tại đốc phủ Bình Hồ và tặng cho ông một lượng lớn của cải. Vì thế, Từ Hải bắt sống Trần Đông, đầu hàng Hồ Tông Hiến.
Hồ Tông Hiến an trí lực lượng của Từ Hải và Trần Đông ở Trầm Trang, phụ cận Sa Phổ, chia làm Đông – Tây doanh. Ông ta sai Trần Đông tiêu diệt Từ Hải, Từ Hải đâm đầu xuống nước tự vẫn. Hồ Tông Hiến cho chém Trần Đông, Ma Diệp, Tân Ngũ Lang tại giáo trường Gia Hưng Bắc, gởi đầu của bọn họ và Từ Hải về Bắc Kinh.
Thúy Kiều đánh đàn cùng Kim Trọng

Kim Trọng lấy cớ làm quen


Hồ tôn hiến
Hồ Tôn Hiến 胡宗憲 (1512 - 1565) là nhân vật của Truyện Kiều nhưng lại là một trọng thần có thật ở đời Minh của Trung Quốc. Chính Hồ Tôn Hiến là người đầu tiên cho quan thuộc cấp ghi chép lại việc đánh dẹp Từ Hải, bắt Vương Thúy Kiều để rồi dần dà hàng trăm năm sau, chuyện người thật việc thật ấy được phóng tác thành nhiều tiểu thuyết khác nhau của Trung Quốc và cuối cùng tạo nguồn cảm hứng cho Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm ở nước ta.

Hồ Tôn Hiến từng đỗ tiến sĩ đời Minh Thế Tông, là nhà quân sự có tài, đã bình định được nhiều cuộc nổi loạn, đặc biệt đã đánh dẹp được Oa khấu (quân cướp biển người Nhật) thường quấy nhiễu vùng biển đông-nam Trung Quốc, được thăng Thái tử thái bảo, giữ chức Đô Sát Viện Tả Đô Ngự Sử kiêm Thượng thư bộ Binh. Hồ Tôn Hiến còn là nhà viết văn, sử đời Minh; về sau vì liên kết bè cánh với Nghiêm Tung (1) là người tạo biến cố Canh Tuất (1550), Tôn Hiến bị bắt giam rồi tự tử, chết trong ngục.